Xót xa tiễn đưa tài năng trẻ TDDC Nguyễn Minh Triết...
Nhiều người nổi tiếng đã bày tỏ nỗi lòng tiếc thương đến họa sĩ tài hoa vắn số Dinh Q. Lê. Nhà văn Trần Nhã Thụy viết: "Đau buồn quá. Một người có Tài và có Tâm". Họa sĩ Bùi Tiến Tuấn ghi: "Thương tiếc anh". TS Mã Thanh Cao xúc động: "Trời, bàng hoàng quá! Thương tiếc một con người tài năng". Họa sĩ Tô Chiêm: "Mình đã cà phê với Lê một lần ở Hà Nội và một lần ở Sài Gòn. Anh em duyên phận có thế thôi… Xin vĩnh biệt Lê "…Xe sang Lexus chạy ngược chiều nguy hiểm: Dân mạng phẫn nộ
Viện KSND TP.Hà Nội mới đây ra quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam, Công ty Sông Đà Nhật Nam và Công ty Sông Đà Invest.Trước đó, tháng 12.2024, Công an TP.Hà Nội đã ban hành kết luận, đề nghị truy tố bà Vũ Thị Thúy (41 tuổi, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty bất động sản Nhật Nam) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Cùng vụ án còn có 5 người khác, gồm Trần Thiện Tâm (Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc chi nhánh Công ty bất động sản Nhật Nam tại TP.HCM), Trịnh Văn Tôn (Phó tổng giám đốc), Phạm Văn Tuyên (Trưởng ban chiến lược); Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Công Sơn (thành viên Ban chiến lược).Theo cáo buộc, bà Vũ Thị Thúy từng có 1 tiền án tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tháng 7.2019, bà này thành lập Công ty bất động sản Nhật Nam vốn điều lệ 50 tỉ đồng, sau đó "tăng khống vốn điều lệ" lên 200 tỉ đồng.Nữ bị can lợi dụng doanh nghiệp để thu hút vốn từ các nhà đầu tư, bằng cách đưa ra thông tin quảng cáo sai sự thật về việc đầu tư bất động sản, nhà hàng, khách sạn…, cam kết phân chia lợi nhuận theo ngày với mức 7 - 8% mỗi tháng, lợi nhuận thu về sau 2 năm là 168 - 192% giá trị hợp đồng.Để phục vụ cho kế hoạch huy động vốn, bà Thúy thành lập ban cố vấn và thuê những cá nhân từng công tác trong công an, quân đội, Văn phòng Chính phủ... làm thành viên. Những người này sẽ sử dụng hình ảnh, uy tín của bản thân trước đây để xuất hiện tại các sự kiện, hội nghị rồi quảng cáo cho Công ty bất động sản Nhật Nam.Thành viên ban cố vấn còn phải chia sẻ bản thân cũng đang đầu tư tiền vào công ty và được phân chia lợi nhuận đầy đủ; đồng thời phải giới thiệu rằng doanh nghiệp đầu tư bất động sản khắp cả nước, kinh doanh nhà hàng, khách sạn có hiệu quả…Bà Thúy cũng thành lập ban lãnh đạo công ty và ban chiến lược, trả lương từ 50 - 200 triệu đồng mỗi tháng. Các thành viên có nhiệm vụ mở rộng phạm vi hoạt động huy động vốn, quản lý các đội nhóm kinh doanh cùng 32 văn phòng trên khắp cả nước.Thực tế cho thấy, Công ty bất động sản Nhật Nam đầu tư mua các bất động sản để bán nhưng không có lãi, hoạt động nhà hàng, khách sạn đều thua lỗ, dẫn đến đóng cửa.Vẫn theo kết luận điều tra, Công ty bất động sản Nhật Nam còn đào tạo đội ngũ sale với các bài thuyết trình giới thiệu về hoạt động đầu tư bất động sản, kinh doanh nhà hàng khách sạn, chính sách chi trả hoa hồng...Bị can Vũ Thị Thúy còn chỉ đạo tổ chức nhiều sự kiện để mời nhà đầu tư tham dự nhằm vận động họ góp vốn vào doanh nghiệp. Người ở các tỉnh xa khi tham gia sự kiện còn được bố trí xe đưa đón, ăn uống.Điển hình như một sự kiện tổ chức ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình hồi năm 2022, Công ty bất động sản Nhật Nam đã mời hơn 5.000 người tham dự, quảng bá doanh nghiệp làm ăn có lãi, nhà đầu tư yên tâm khi góp vốn.Với các thủ đoạn nêu trên, từ năm 2019 - 2022, Vũ Thị Thúy bị cáo buộc đã lừa đảo hơn 24.000 trường hợp, khiến họ nộp hơn 8.874 tỉ đồng vào Công ty bất động sản Nhật Nam.Khoảng tháng 8.2022, nhiều cơ quan báo chí đưa tin hoạt động huy động vốn của Công ty bất động sản Nhật Nam có dấu hiệu lừa đảo. Hàng trăm người nộp đơn tố cáo bị can.Tuy nhiên, bà Thúy không dừng lại mà tiếp tục hoạt động lừa đảo thông qua các công ty Sông Đà Invest và Sông Đà Nhật Nam.Thông qua cả 3 công ty, nữ bị can cùng đồng phạm bị cáo buộc lừa đảo gần 26.000 người tổng số tiền hơn 9.113 tỉ đồng. Trong đó, hơn 4.297 tỉ đồng "lấy của người sau trả cho người trước", đến nay còn chiếm đoạt hơn 4.816 tỉ đồng.Với số tiền trên, bà Thúy khai dùng chi thưởng thêm cho nhà đầu tư hơn 137 tỉ đồng; chi hoa hồng, thưởng cho sale hơn 2.329 tỉ đồng; chi hoạt động kinh doanh hơn 567 tỉ đồng; mua bất động sản trên cả nước hết 188 tỉ đồng…Số tiền còn lại hơn 986 tỉ đồng, bà Thúy khai sử dụng mục đích cá nhân, đến nay không giải trình được cụ thể.
Hoàng Hà: Nàng thơ của sự giao thoa giữa nét đẹp hoài cổ và hiện đại
Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chợ Bình Tây nơi tập trung những sạp hàng bán bánh kẹo, mứt lớn nhất ở TP.HCM bà con kinh doanh và chuẩn bị cho tết năm nay thế nào?Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp ghé chợ Bình Tây, thăm lại những sạp hàng bán bánh kẹo, mứt tết đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM nằm ở một góc chợ. Sạp nào cũng bài trí bắt mắt đủ các loại bánh mứt, đa dạng mẫu mã, giá cả nhưng khách mua thưa thớt.Bà Ứng Thị Liên (71 tuổi) là chủ sạp mứt tết, bánh kẹo có tuổi đời hơn nửa thế kỷ trong chợ này cùng nhân viên sắp xếp lại các quầy bánh sao cho đẹp mắt, thu hút khách mua. Tuy nhiên theo lời bà Liên, thời điểm này buôn bán ế hơn so với mọi năm."Bây giờ chưa tới tết, nhưng mấy năm trước vẫn có khách tới mua lai rai. Năm nay vắng vẻ, bữa được bữa không nên ai cũng rầu. Kinh tế khó khăn nên mọi người thắt chặt chi tiêu", nhìn khu chợ vắng khách, bà chủ thở dài.Thời điểm này, bà Liên đã đặt, nhập hàng chuẩn bị cho đợt cao điểm Tết Nguyên đán 2025. Tuy nhiên vì hồi hộp không biết tình hình buôn bán thế nào, nên kẹo, bánh mứt bà chủ nhập về giảm quá nửa so với những năm trước.Bà cho biết nếu như mọi năm có thể "mạnh dạn" nhập 500 kg hàng, năm nay chỉ có nhập 200 kg. Sau đó xem tình hình thế nào bà chủ tính tiếp về việc nhập hàng. Sạp bánh của bà Liên chủ yếu bán sỉ và lẻ cho người dân TP.HCM cũng như các tỉnh lân cận, đặc biệt ở miền Tây."Giờ người ta đặt hàng qua mạng, rồi mình chuyển về. Nhưng giờ này đơn hàng khách đặt vẫn chưa nhiều. Không biết năm nay thế nào, năm ăn năm thua nên cũng không đoán được. Nhưng mình buôn bán, lúc nào cũng mong mọi việc suôn sẻ, làm ăn thuận lợi", bà Liên bày tỏ.Theo đó, các loại bánh kẹo ở cửa hàng này có giá dao động từ 70.000 đồng - 120.000 đồng/kg tùy loại. Có những loại giá rẻ hoặc đắt hơn tùy nhu cầu. Một số loại kẹo giá 70.000 - 80.000 đồng/bịch, mứt bí, khoai dao động 110.000 đồng/kg… Với kinh nghiệm của mình, bà chủ nói rằng khách chuộng hầu hết các loại bánh mứt, không thiên về một loại nào vì dịp tết họ mua mỗi thứ một ít cho đa dạng, đầy đủ. Kế bên sạp hàng bà Liên, một người bán hàng tại sạp bánh mứt Ba Tốt trong chợ Bình Tây, với thâm niên hơn 30 năm cũng cho biết năm nay buôn bán chậm, lượng hàng nhập về phục vụ cho tết cũng giảm hơn một nửa so với những năm trước đây."Nhìn chợ lúc này thấy ngán quá, không biết những ngày tới thế nào, như ván bài vậy, không biết ăn hay thua. Người ta giờ cũng hạn chế mua sắm, buôn bán không như hồi xưa nữa. Mình bán cái này mấy chục năm, có vắng khách thì cũng trụ lại chứ đâu làm được nghề gì khác. Chỉ mong ít ngày tới sẽ có sự thay đổi, buôn may bán đắt", chị chia sẻ.Tình hình buôn bán cuối năm khó khăn, sạp hàng của chị cũng bán theo dạng gối đầu, mua thiếu rồi trả sau, thanh toán trước hoặc sau Tết Nguyên đán nên chị cũng khá hồi hộp. Người này cho biết dù vắng hay đông khách, lúc nào chị cũng trang trí sạp hàng của mình sao cho bắt mắt nhất, đẹp nhất để tạo nên sức sống cho khu chợ cũng như thu hút khách mua.Ghé chợ Bình Tây mua đồ ăn, chị Thanh Hà (29 tuổi, ngụ Q.8) quyết định dạo quanh một vòng khu vực bán bánh kẹo, mứt tết tham quan. Tuy nhiên, chị chưa có ý định mua sắm vào thời điểm này.Mỗi lần ghé ở những quầy hàng này, chị đều cảm thấy thích thú vì bài trí bắt mắt, hấp dẫn. "Năm nào mình cũng cùng mẹ đi chợ mua bánh mứt. Hồi trước mua ê hề, chứ mấy năm nay, từ hồi dịch bệnh cũng bớt lại, chỉ mua vừa đủ xài thôi. Năm nay chắc gần tết mới mua. Nhà mình mua ở đây xưa giờ như một truyền thống, phần vì đa dạng, giá cả ổn, phần vì có không khí tết ở đây, khi mọi người đến đông đúc, nhộn nhịp. Giờ chưa có gì nên vắng khách, hơn 1 tháng nữa chắc đông. Nhắc tới đây thôi mà cũng thấy nôn tết quá chừng", cô gái chia sẻ.
Phát biểu tại chương trình, nhà báo Nguyễn Phan Khuê, Tổng biên tập Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng cho biết: "Việc tạo ra sân chơi cho lứa trẻ nhằm bổ sung lực lượng cho đội tuyển quốc gia rất quan trọng. Chúng tôi rất hạnh phúc, tự hào khi được T.Ư Đoàn, VFF tin tưởng giao cho tổ chức những giải bóng đá dành cho thiếu niên, nhi đồng.
Ông Bạch Ngọc Chiến thôi việc nhà nước, sang giữ chức Phó chủ tịch Tập đoàn EQuest
Bộ Y tế hiện là cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP (dự thảo Nghị định 15 sửa đổi). Theo thành viên ban soạn thảo, nội dung sửa đổi lớn và tác động trực tiếp đến doanh nghiệp là cải cách thủ tục hành chính, tập trung cho quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, với 10 nhóm nội dung được sửa đổi về cải cách thủ tục hành chính.Trong đó, dự thảo bỏ quy định yêu cầu doanh nghiệp dịch và công chứng tài liệu pháp lý tiếng Anh sau khi đã chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự và chấp nhận bản điện tử giấy tờ pháp lý; cho phép tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm công bố chỉ cần dịch sang tiếng Việt những nội dung cần thiết liên quan đến kết luận nghiên cứu chứng minh công dụng, đối tượng sử dụng và liều dùng, lưu ý, cảnh báo, độ tin cậy nghiên cứu của tài liệu khoa học tiếng Anh và chịu trách nhiệm đối với nội dung dịch thuật thay vì phải dịch, công chứng toàn bộ tài liệu tiếng Anh. Khi phát hiện không trung thực đối với nội dung dịch thuật sẽ thu hồi giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm. Dự thảo Nghị định 15 sửa đổi cũng cho phép sử dụng phiếu kết quả kiểm nghiệm đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe của cơ sở sản xuất đạt thực hành sản xuất tốt (GMP) mà không cần phải gửi mẫu kiểm nghiệm tại các phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận.Quy định này giúp doanh nghiệp không phát sinh thêm chi phí khi kiểm nghiệm tại các phòng kiểm nghiệm đạt ISO 17025 như quy định chung hiện nay cho tất cả các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.Dự thảo cũng có các quy định giúp rút ngắn thời gian theo dõi, giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp; bãi bỏ hàng loạt các quy định liên quan cấp phép quảng cáo và công bố sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ; công bố sản phẩm với phụ gia thực phẩm.Đáng lưu ý, tại dự thảo Nghị định 15 sửa đổi, với các thực phẩm nhập khẩu do các tổ chức, cá nhân viện trợ từ thiện, các tổ chức sẽ không phải công bố chất lượng, chỉ đăng ký kiểm tra nhà nước và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn của sản phẩm, sử dụng đúng mục đích cứu trợ, không để sản phẩm lưu hành ra thị trường.Trước lo ngại dự thảo Nghị định 15 sửa đổi gây phát sinh các quy định kéo theo các chi phí gây tốn kém cho doanh nghiệp ngành khác như thực phẩm thông thường, thủy hải sản, nước giải khát, đại diện lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định: "Các quy định sửa đổi phải đảm bảo thông thoáng hơn về thủ tục hành chính, tháo gỡ các "điểm nghẽn", đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ". Vẫn theo đại diện lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm, sửa đổi Nghị định 15 tập trung vào cải cách hành chính và nâng cao hơn nữa chất lượng thực phẩm chức năng, đặc biệt là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thông qua hậu kiểm. Do đó, sẽ không ảnh hưởng đến sản phẩm tự công bố của các ngành hàng khác như các thực phẩm thông thường, nước ngọt, thủy hải sản... "Nghị định sửa đổi không gây lãng phí cả ngàn tỉ đồng như có ý kiến lo ngại", đại diện Cục An toàn thực phẩm cho biết.